Đồng Phục, Đồng Phục Bếp, Tin Tức

Chiếc Mũ Bếp và 3 Sự Thật Có Thể Bạn Chưa Biết

Mũ bếp, hay còn được gọi là mũ đầu bếp là một loại mũ trùm bao trọn lấy phần đầu của cơ thể giúp bao bọc phần da đầu và chân tóc bên trong mũ.

Mũ bếp thường được làm bằng chất liệu vải kaki, giúp dễ dàng sử dụng cũng như vệ sinh nhanh chóng.

Mũ bếp chất lượng
Mũ bếp truyền thống

1. Công dụng của mũ bếp

Không gian làm việc của các đầu bếp chỉ gói gọn trong một diện tích tương đối và hầu như không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết nhưng chiếc mũ vẫn luôn là một vật bất ly thân của các đầu bếp vì những công dụng thiết thực như:

Đóng vai trò như một chiếc khoá bảo vệ không để phần gàu, da đầu và tóc gãy rụng rơi xuống món ăn trong lúc làm việc, giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình làm việc.

Bên cạnh đó, mũ bếp vải cùng với chiếc tạp dề chính là biểu tượng đặc trưng giúp chúng ta nhận diện được ngành nghề và chức vụ của người mang chúng.

2. Sự thật thú vị về mũ bếp

Sự ra đời bất đắc dĩ

Chiếc mũ bếp tiêu chuẩn mà chúng ta biết đến hiện nay được tạo ra bởi Marie- Antoine Carême – vị đầu bếp đại tài từng được làm đầu bếp cho 3 vị vua: Hoàng đế Napoleon của Pháp, vua George IV của Anh và Alexander I của Nga. Nổi tiếng với sự chỉnh chu và quản lý công việc chặt chẽ, chiếc mũ bếp được thiết kế màu trắng để giúp ông có thể dễ dàng kiểm tra được sự sạch sẽ, chỉnh chu của người đầu bếp.

Mũ bếp giá tốt
Mũ bếp được tạo ra bởi Marie- Antoine Carême

Bên cạnh đó cũng có một số câu chuyện được truyền miệng về xuất xứ và nguồn gốc hình thành thú vị có thể kể đến như:

Tại triều đại của vua Henry VIII ở Vương Quốc Anh. Trong một lần dùng bữa, nhà vua phát hiện có sợi tóc trong bị lẫn trong món súp của mình. Điều này đã khiến ngài vô cùng tức giận và ra lệnh bắt buộc cho toàn bộ đầu bếp hoàng gia phải đội mũ trong khi để sự việc tương tự không lặp lại.

Bên cạnh đó, tại Hy Lạp vào thời kỳ đất nước rơi vào tình cảnh loạn lạc vì chiến tranh, những đầu bếp nổi tiếng phải nương nhờ các tu viện bởi đây là nơi kẻ thù không được tiếp cận đến. Tại đây, các đầu bếp cũng phải mặc đồ như tu sĩ, do đó dễ gây ra sự nhầm lẫn. Vì vậy, các tu sĩ đã thống nhất để các đầu bếp sẽ mang mũ màu trắng hình trụ để có thể dễ dàng phân biệt. Và vẫn được giữ nguyên cho đến tận bây giờ.

Sự thay đổi tên gọi

Trong tiếng Ả Rập, mũ bếp được người ta gọi là “toque”. Đến năm 1800, với sự thay đổi và phát triển của xã hội thì thay vì chỉ dùng “toque”, người Pháp dùng từ “blanche toque” để chỉ chiếc mũ của đầu bếp hay những người làm việc có liên quan đến ngành ẩm thực. Từ đó, cụm từ này dần trở nên phổ biến và bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

Chiều cao và nếp gấp trên mũ

Mũ bếp giá rẻ
Chiều cao và nếp gấp trên mũ bếp

Vào thế kỷ XVIII, người ta đánh giá năng lực, cấp bậc và vị trí của đầu bếp dựa trên chiều cao của chiếc mũ mà họ đang mang. Do đó, người đội chiếc mũ bếp trưởng sẽ là người có chiếc mũ và chức vụ cao nhất, những người ở các chức vụ thấp hơn cũng sẽ giảm dần độ cao của mũ theo thứ tự.   

Chính vì thế mà đầu bếp Marie-Antoine Carême đã đội chiếc mũ cao đến 18inches (tương đương gần 46cm). Tuy nhiên, việc đội một chiếc mũ cao như thế gây ra sự bất tiện trong quá trình làm việc nên chiều cao của mũ đầu bếp cũng được được hạ xuống còn khoảng 9 – 12inches (23 – 31cm) để các đầu bếp có thể dễ dàng làm công việc của mình hơn. Tuy nhiên, bếp trưởng vẫn sẽ luôn là người có chiếc mũ bếp cao nhất trong nhà hàng.

Tương tự như chiều cao, các nếp gấp trên mũ cũng thể hiện năng lực của người đầu bếp. Trong thời gian đầu chiếc mũ bếp xuất hiện, người ta quan niệm rằng số nếp gấp trên mũ sẽ tương đương với số công thức và kỹ thuật nấu ăn mà người đội nó thành thục.

Ví dụ như chiếc mũ có 50 nếp gấp sẽ tương ứng với việc người đầu bếp đó có thể nấu 1 món ăn với 50 kỹ thuật, phong cách khác nhau.

3. Mũ bếp ngày nay

Ngày nay, các đầu bếp cũng đã dần rời xa những kiểu mũ bếp cổ điển và dần chuyển hướng đến các dạng mũ có thiết kế tiện dụng, thoải mái hơn. Bên cạnh lý do giúp cho đầu tóc của người đầu bếp được gọn gàng, đảm bảo vệ sinh thì chiếc nón bây giờ còn thể hiện tính thẩm mỹ và đặc trưng của mỗi nhà hàng khác nhau, cũng như thể hiện được dấu ấn cá nhân cực kỳ riêng biệt của người đầu bếp.

Ví dụ như việc thay thế chiếc mũ truyền thống bằng chiếc mũ lưỡi trai, hay một chiếc nón benie màu sắc yêu thích.

Mũ bếp mới
Mũ bếp với nhiều thiết kế mới

Mặc dù những chiếc mũ bếp truyền thống đã được cách tân, thay đổi theo thời gian thì chiếc nón “toque” hình trụ màu trắng vẫn sẽ luôn là biểu tượng của nghề đầu bếp- là hình ảnh đại diện cho người bếp trưởng về niềm đam mê với ẩm thực cũng như sự cống hiến hết mình của bản thân trong con đường mà họ đã trải qua.

Hãy đến với Bảo Hộ Xanh để có thể mua được mũ bếp hoặc bất kỳ loại mũ nón đồng phục nào mà bạn ưng ý nhé.

Nhận xét đã đóng.