Tin Tức, Áo Khoác Đồng Phục, Áo Thun, Đồng Phục, Đồng Phục Bếp, Đồng Phục Nhà Hàng Khách Sạn, Đồng Phục Tạp Vụ

Đồng Phục Đầu Bếp – Sự Chuyên Nghiệp Trong Phong Cách Làm Việc

Lịch sử ra đời đồng phục đầu bếp

Đồng phục đầu bếp có từ những năm 1870, bao gồm:

  • Mũ xếp ly, cao, hình trụ
  • Áo màu trắng, có nút thắt bằng vải
  • Quần ống rộng họa tiết caro đen trắng
Đồng phục đầu bếp

Nguồn gốc của bộ đồng phục có từ năm 1822 khi một đầu bếp nổi tiếng người Pháp, Marie-Antoine Careme, sử dụng bộ đồng phục để tôn vinh công việc của các đầu bếp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, phải đến 57 năm sau, vào năm 1879, trang phục này mới trở thành tiêu chuẩn trong nhà bếp. Sau này, bộ đồng phục đã được đầu bếp người Pháp, Georges Auguste Escoffier mang đến các nước phương Tây trong thời gian ông làm việc tại các nhà hàng nổi tiếng ở London. Sự phổ biến của đồng phục đầu bếp nhanh chóng tăng lên và ngay lập tức được công nhận trên toàn thế giới.

Đồng phục đầu bếp có những gì?

Áo đầu bếp

Áo đồng phục đầu bếp

Áo đầu bếp là phần quan trọng nhất của bộ đồng phục. Được đầu tư lớn nhất và có nhiều tính năng quan trọng nhất.

Chất liệu áo đầu bếp

Vải được sử dụng trong áo đầu bếp cao cấp thường là chất liệu cotton dày. Điều này giúp đầu bếp hạn chế tai nạn bởi nhiệt hay các chất lỏng nóng, đồng thời mang đến vẻ ngoài như một đầu bếp chuyên nghiệp. Tuy nhiên vải cotton có một số nhược điểm như không giữ được form áo, dễ bị nhàu, lâu khô. Vậy nên, một lựa chọn thay thế tốt hơn thường được sử dụng ngày nay là vải kaki. Vải kaki giữ form tốt, nhẹ, mát, thấm mồ hôi và nhanh khô, là lựa chọn rất phù hợp để làm áo đầu bếp.

Tay áo

Bạn có thể thường thấy áo đầu bếp được thiết kế với cánh tay dài. Tuy nhiên áo đầu bếp cũng có nhiều loại tay ngắn. Trong khi tay áo dài giúp bảo vệ cánh tay khỏi vết cắt hoặc bỏng. Thì áo tay ngắn giúp đầu bếp không bị cản trở khi nấu nướng.

Các nút thắt vải

Các nút nhựa hoặc kim loại có thể bị rơi ra hoặc bị vụn, rất nguy hiểm trong môi trường nấu ăn chuyên nghiệp. Hãy tưởng tượng bạn tìm thấy một chiếc nút bị sứt mẻ trong đĩa ăn của bạn. Vậy nên các nút vải tồn tại để giải quyết vấn đề này.

Áo đầu bếp hai lớp & có thể đảo ngược

Chúng ta đã nghe đến thuật ngữ áo đầu bếp hai lớp, nhưng nó thực sự có nghĩa là gì? Áo đầu bếp hai lớp có hai chức năng. Một là nó cung cấp thêm một lớp cách nhiệt, giảm thiểu những tai nạn không đáng có trong căn bếp. Hai là nó có thể được đảo ngược nếu ngực áo bị dính bẩn hoặc ố vàng. Điều này rất hữu ích nếu một đầu bếp có mặt tại phòng ăn để nói chuyện với khách hàng quen nếu có dịp.

Mũ đầu bếp

Mũ đồng phục đầu bếp

Nếu tưởng tượng về một đầu bếp chuyên nghiệp. Bạn có thể nghĩ ngay đến chiếc mũ trắng cao mang tính biểu tượng. Theo như truyền thống của đầu bếp, mũ đầu đếp là phần không thể thiếu trong đồng phục chuyên nghiệp. Không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng. Nó còn giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vệ sinh khi chế biến thức ăn. Khi đội, mũ đầu bếp phải được che kín phần tóc. Để đảm bảo lúc chế biến sẽ không có một sợi tóc hay bất cứ thứ gì vô tình rơi vào đồ ăn của thực khách.

Có các loại mũ đầu bếp được sử dụng phổ biến là:

+ Beret: hình trụ ngắn, vành tròn.

+ Toque: mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng

+ Flared Toque: có vành tròn vừa đầu, phần trên phồng

+ Skull: cap hình trụ đơn thuần

+ Mũ tròn dây buộc

Tạp dề dầu bếp

Tạp dề

Mặc dù tạp dề không nhất thiết được coi là một phần của đồng phục bếp. Nhưng hầu hết các đầu bếp ngày nay đều mặc tạp dề như một biện pháp bảo vệ bổ sung. Chống lại nhiệt, vết bẩn và ngọn lửa trong nhà bếp.

Những chiếc tạp dề được làm từ vật liệu chống cháy, chịu lửa. Chúng được chế tạo đặc biệt để bảo vệ đầu bếp. Hầu hết các đầu bếp thường thích tạp dề có nhiều hoặc chỉ một túi lớn để dễ dàng cất giữ và lấy các dụng cụ nấu ăn cần thiết.

Quần đầu bếp

Thông thường, bạn sẽ thấy quần đầu bếp rộng rãi để hỗ trợ di chuyển dễ dàng. Trong bộ đồng phục đầu bếp truyền thống, quần được sử dụng họa tiết kẻ ca rô để dễ che giấu vết bẩn. Nhưng trong nhà bếp ngày nay, đồng phục có thể có nhiều màu sắc khác nhau tuỳ theo phong cách của nhà hàng.

Giày đầu bếp

Sự thoải mái và an toàn là những yếu tố quan trọng. Bạn nên xem xét khi nói đến giày trong nhà bếp. Các đầu bếp chuyên nghiệp dành từ 10 đến 12 giờ trên đôi chân của họ trong một ngày làm việc. Điều đó có nghĩa là giày của họ phải thực sự vừa vặn, dễ chịu. Và đảm bảo không trơn trượt là trong bất kỳ trường hợp nào.

Nên đặt may đồng phục đầu bếp ở đâu?

Đồng phục đầu bếp là một trang phục vô cùng quan trọng. Nó không chỉ mang tính biểu tượng mà còn hỗ trợ đầu bếp trong quá trình chế biến đồ ăn. Một bộ trang phục chất lượng giúp đầu bếp có thể chuyên tâm sáng tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn. Chính vì vậy lựa chọn một đơn vị uy tín để may đo, thiết ké đồng phục đầu bếp may sẵn giữ một vai trò quan trọng. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Và giá cả hợp lý, Bảo hộ xanh chính là lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được bộ đồng phục chất lượng nhất.

Nhận xét đã đóng.