Bảo hộ XANH
HOTLINE/ ZALO: 0938 528 965 (Miền Nam)
      0965 871 759 (Miền Bắc và Miền Trung)
Giỏ hàng

Vải Địa Kỹ Thuật

Vải Địa Kỹ Thuật
Xem dưới dạng Lưới Danh sách

3 mục

Thiết lập theo hướng giảm dần
mỗi trang
Xem dưới dạng Lưới Danh sách

3 mục

Thiết lập theo hướng giảm dần
mỗi trang

Vải địa kỹ thuật – vật liệu chống thấm thần kì

Vải địa kỹ thuật ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi sản phẩm này vô cùng thuận tiện. Với khả năng nổi bật như thấm nước nhanh và khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường, thoát nước, vải địa kỹ thuật được xem như là sản phẩm cần thiết trong mỗi công trình liên quan đến đất hay hệ sinh thái.

Sau đây Bảo Hộ Xanh sẽ cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vải địa kỹ thuật.

Vải địa kỹ thuật là loại vải gì?

Vải địa kĩ thuật là loại được sản xuất từ các loại sợi PP (Polypropylene) hoặc sợi PE (Polyester), các sợi PP được dệt lại với nhau theo phương vuông góc tạo thành những sợi dọc và sợi ngang có khả năng chịu lực hai phương ngang nhau. Vải địa kỹ thuật thường được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp, công trình giao thông, nhà xưởng.

Vải địa kỹ thuật được chia làm 3 nhóm chính dựa theo cấu tạo của sợi gồm: Dệt, không dệt và vải địa phức hợp.

ng dụng của vải địa kỹ thuật trong đời sống

#1. Ứng dụng trong các công trình giao thông

Trong giao thông, vải được sử dụng cho các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, sân bay, tàu cảng, thậm chí là các khu vực bãi đỗ, khu vực bốc dỡ hàng, kho hàng hay các nhà xưởng, đê kè,…

Ngoài ra, người ta còn dùng vải địa cho những vùng địa chất để làm các công trình cầu đường, phân cách, thoát nước, gia cường. Việc làm này sẽ đẩy nhanh tiến độ công trình và tiết kiệm chi phí vật tư.

#2. Ứng dụng để khôi phục đất nền yếu

Với những khu vực đất nền yếu có thể sử dụng vải địa kỹ thuật để khôi phục bởi vải có tính năng cường lực chịu kéo tốt, các mối ghép có độ bền cao.

Một số khu vực có đất nền yếu nên sử dụng vải này là đầm lầy, ao,…

#3. Ứng dụng để phân cách ổn định nền đường

Không chỉ khôi phục đất nền yếu mà loại vải này còn được sử dụng để phân cách ổn định nền đường. Với các khu vực sử dụng đất đắp và đất yếu, người ta thường dùng vải địa kỹ thuật để làm lớp phân cách với mục đích duy trì chiều dày chất đắp và tăng khả năng chịu tải của đường.

#4. Ứng dụng trong việc chống xói mòn, lọc và tiêu thoát nước

Trong các công trình thủy lợi như đê, kè, đập, kênh, mương,… các bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại vải này. Sở dĩ người ta sử dụng vải địa kỹ thuật cho các công trình thủy lợi bởi nó có thể giải quyết được 2 vấn đề quan trọng là lọc tiêu thoát để làm hạn chế các áp lực do nước gây ra từ bên trong bờ, cũng như mái dốc và loại bỏ bớt các năng lượng có thể gây ra hiện tượng xói mòn.

 #5. Ứng dụng trong cây cảnh, hồ cảnh quan

Vải có tính lọc nước tốt, có thể giữ cát và đất để tạo hình. Người ta dùng vải địa để tạo hình cho các công trình trong hộ gia đình hoặc các resort. Với khả năng chống tia UV, chúng còn có khả năng bọc cây giữ đất và thoát nước.

Hướng dẫn cách trải và bảo quản vải địa kỹ thuật chất lượng

Về cách trải:

- Trước khi trải vải mặt bằng cần phải được dọn dẹp sạch sẽ.

- Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. Còn khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường.

- Trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải, nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát, có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng.

- Thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.

- Chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300 mm. Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.

- Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích, sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu.

Về bảo quản:

- Trong thời gian lưu trữ, cần phải bao gói vải và để cách khỏi nền đất ẩm ướt.

- Cần che chắn cẩn thận để ngăn ngừa những hư hỏng do môi trường, khí hậu, hóa chất và nhiều yếu tố khác.

- Bảo quản vải ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Bảo Hộ Xanh chuyên cung cấp vải địa kỹ thuật giá tốt

Hy vọng những chia sẻ trên của Bảo Hộ Xanh sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn cũng như bảo quản vải địa kỹ thuật một cách chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn, hoặc có nhu cầu đặt mua, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc website nhé!